AN NÔNG LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG NHÀ NÔNG - UY TÍN TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU CỦA CHÚNG TÔI
Hotline09624464490931833332
Liên kết: CÔNG TY TNHH PHÂN BÓN AN NÔNG CÔNG TY TNHH PHÂN BÓN AN NÔNG CÔNG TY TNHH PHÂN BÓN AN NÔNG CÔNG TY TNHH PHÂN BÓN AN NÔNG

Kỹ thuật trồng cây bơ và cách chăm sóc đơn giản, đúng chuẩn

Hiện nay, cây bơ là giống cây ăn quả khá phổ biến và được trồng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam. Mặc dù cây bơ có khả năng thích ứng tốt trước những tác động bất lợi từ môi trường, nhưng để cây trồng phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất, chất lượngquả bơ tốt và hiệu quả thì bà con cũng cần phải nắm vững những kỹ thuật trồng cây bơvà cách chăm sóc bơ được giới thiệu trong bài viết dưới đây.

Điều kiện môi trường thích hợp để trồng cây bơ

Đất trồng phù hợp cho bơ

Người nông dân có thểtrồng cây bơtrên nhiều loại đất trồng khác nhau nhưng phù hợp nhất là đất đỏ bazan. Nơi trồng bơ cần phải đảm bảo khả năng thoát nước để tránh tính trạng đọng trũng nước quanh gốc, tạo điều kiện cho nấm, sâu bệnh hại phát triển.

Độ pH của đất nên nằm trong khoảng từ 5 -7. Ở những vùng trồng đan xen với cà phê, như Tây Nguyên, khi bắt đầu trồng bơ người nông dân cần phải bón thêm vôi. Nếu địa hình khu vực trồng bơ bị dốc nên thiết kế các rào, băng ngăn để giảm thiểu tình trạng xói mòn.

Nhiệt độ và lượng mưa ảnh hưởng gì khi trồng cây bơ

Nhiệt độ môi trường lý tưởng giúp cây bơ phát triển tốt nhất là từ 15 – 25 độ C. Tuy nhiên, khả năng thích nghi của các giống bơ không tương đồng. Bởi vậy, trong trường hợp địa điểm trồng bơ không có điều kiện nhiệt độ quá lý tưởng, bạn vẫn có thể lựa chọn được một số giống bơ phù hợp, có khả năng tăng trưởng ổn định.

Lượng mưa cần đạt mức 1.200 -1.500 mm.

Các giống cây bơ phổ biến tại Việt Nam

Việc lựa chọn giống bơ rất quan trọng vì nó quyết định năng suất, chất lượng, hương vị và cả hình dáng nông sản. Ở Việt Nam hiện nay xuất hiện rất nhiều giống bơ đa dạng như: CĐD-BO-41.01, CĐD-BO-41.02, EST4, HTS1, SDH, HA, REED, SHARWIL, VĐ1, BOOTH7, HASS, 034…

Về cơ bản, các giống bơ này đều thuộc vào ba chủng chính là chủng Mexico, chủng Guatemala và chủng West Indian. Chủng Mexico có khả năng chịu lạnh tốt, hàm lượng chất béo cao,quả bơnhỏ và ít thịt. Chủng Guatemala có khả năng chịu lạnh kém và hàm lượng béo thấp. Chủng West Indian cũng có khả năng chịu lạnh kém nhưng quả to, nhiều thịt và mẫu mã đẹp mắt.

Kỹ thuật trồng cây bơ

Phương pháp trồng cây bơ non

Khoảng cách thích hợp giữa các gốc bơ là 7 – 9 m, theo cả hàng dọc và hàng ngang. Tiến hành đào các hố với kích thước 60*60*60 cm và bón phân chuồng hoai mục để chuẩn bị trồng cây con. 

Sử dụng dao rạng vòng quanh để bỏ phần túi nilon hoặc màng bọc bên ngoài, hạn chế việc cắt bỏ rễ của cây. Đặt bầu đất xuống thấp hơn bề mặt đất 5cm rồi lấp đất xung quanh bầu cây. Sử dụng cọc và màng che xung quanh để bảo vệ cây non.

Phương pháp ghép chồi

Chuẩn bị:

  • Gốc ghép khỏe mạnh, mọc thẳng, cao khoảng 50 -60cm, không có sâu bệnh;

  • Chồi ghép khỏe mạnh, cần được cắt bỏ lá, độ dài 5 – 8 cm;

  • Kéo cắt cành, dây buộc dùng để ghép cành.

Tiến hành:

  • Ở vị trí cách gốc 20 -30 cm, dùng dao cắt đôi phần thân gốc, chẻ dọc xuống 2 cm.

  • Dùng dao vát gốc chồi ghép tạo thành hình chữ V, khớp với hình dáng vết cắt tại gốc.

  • Bọc vết ghép cây, chú ý buộc chặt để ngăn nước thấm vào phía trong, tạo điều kiện cho việc ghép chồi đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Các cây vừa được ghép nên được chăm sóc ở những môi trường phù hợp. Nên chuyển cây vào nơi có bóng râm hoặc sử dụng các loại bạt che. Theo dõi cây thường xuyên trong 20 – 25 ngày sau ghép để loại kịp thời xử lý các tình huống, lựa chọn các chồi khỏe mạnh nhất.

Phương pháp ghép cải tạo

Cách thực hiện của phương pháp này tương tự như với phương pháp ghép chồi được giới thiệu phía trên. Tuy nhiên, phương pháp này áp dụng trên các cành bơ già của những cây đã phát triển.

Trong trường hợp này, chồi ghép thường sẽ có 3 -5 mắt và có độ dài 8 -10 cm. Trên mỗi cành chỉ lựa chọn 2 -3 chồi già để tiến hành ghép cải tạo. Sau khi hoàn thành việc ghép chồi, bà con cũng sẽ cần theo dõi liên tục để phát hiện và xử lý kịp thời nếu gặp sâu bệnh hoặc chồi ghép bị hỏng.

Kỹ thuật chăm sóc cây bơ

Bón phân cho cây bơ - chăm sóc bơ thường xuyên

Ở giai đoạn đầu, ngay sau khitrồng cây bơkhoảng 20 ngày, tiến hành bón thúc lần đầu cho cây bơ. Vào lần bón thúc đầu tiên này, sử dụng phân NPK có tỷ lệ 2:2:1 như NPK 16-16-8, NPK 20-20-15; NPK 20-16-8. Lượng bón cho mỗi gốc là 100g. Sau khi bón thì nên tưới thêm nước để phân bón tan nhanh, ngấm đều vào đất và cây có thể hấp thụ dễ dàng hơn. Duy trì lượng bón như trên nhưng khoảng cách của những lần bón phân sau đó là 1 tháng/ 1 lần.

Khi cây đã được 2 năm tuổi, bạn vẫn sử dụng loại phân NPK nhưng lượng bón phân cho mỗi gốc cần tăng lên 200 -300g. Mỗi năm tiến hành bón phân 6 lần, chia ra 3 lần vào mùa mưa và 3 lần vào mùa khô. Trong mùa khô cần tiến hành tưới nước sau khi bón nhưng vào mùa mưa thì có thể bỏ bớt bước này tùy điều kiện tình hình.

Từ năm ba, các cây ghép sẽ bắt đầu ra quả bơ. Bạn theo dõi và đợi khi cây ra quả được khoảng 1 tháng thì tiến hành bón phân, cung cấp dinh dưỡng cho quá trình tạo quả. Khoảng thời gian từ lúc đậu quả đến khi thu hoạch vào khoảng 6 tháng, chia ra thành 3 đợt bón phân. Mỗi đợt sử dụng 2kg NPK. Trong quá trình nuôi quả, có thể bổ sung thêm kali để tránh rụng quả sớm như NPK 17-7-17, NPK 17-7-21, NPK 16-9-21, NPK 15-5-27...

Sau khi hoàn tất thu hoạch, bạn bón thêm 1 -2 kg Ure để cây hồi phục. Từ những năm tiếp theo có thể giảm bớt lượng phân bón.

Lưu ý, bà con có thể tham khảo thông tin về lượng phân bón được giới thiệu trong bài viết này. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện thổ nhưỡng và tính hình phát triển của cây, bà con có thể điều chỉnh lại lượng phân bón cũng như bổ sung một vài loại phân bón hữu ích khác.

Phương pháp tỉa cành tạo tán

Tỉa cành, tạo tán nên được thực hiện với chu kỳ 2 – 3 lần/năm vào các thời điểm sau thu hoạch. Việc tỉa cành sẽ giúp loại bỏ những bộ phận sâu bệnh, nâng độ cao của tán. Trong năm đầu tiên, nếu cây ra hoa thì nên loại bỏ để tập trung dinh dưỡng cho phần thân cành phát triển khỏe mạnh. Ở giai đoạn này, nếu cây không được chăm sóc cẩn thận thì vì sau sẽ dễ xảy ra tình huống ra quả trái mùa.

Tưới nước

Cần tiến hành tưới nước cho cây ngay sau khi trồng. Nếu cây được trồng vào mùa khô thì cứ cách  3- 5 ngày tưới một lần, sau đó phủ thêm rơm, cỏ vào gốc để duy trì độ ẩm, hạn chế tình trạng thoát nước. Về sau thì cứ 10 – 15 ngày mới phải tưới 1 lần. Khi cây phát triển lớn hơn, được 2 -3 năm. thời gian giữa các lần tưới nước có thể kéo dài lên khoảng 20 ngày. 

Tránh tưới nước vào thời điểm cây bơ đang ra hoa mà cần đợi đến sau khi đậu quả bơ mới tiếp tục tưới nước.

Trên đây là phương pháp chăm sốc bơ và cách trồng cây bơ mang lại năng suất hiệu quả cao cho bà con. Hãy tiếp tục theo dõi Phân Bón Hà Lan để có được những thông tin mới nhất về cây trồng, phân bón và cách chăm sóc các loại cây.

Các bài viết khác

Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp

Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp

Đọc tiếp →

GIAI ĐOẠN NÀO QUAN TRỌNG VỚI CÂY TRỒNG?

Quý bà con thân mến! Trong suốt chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nhà nông thường phân vân về mức độ quan trọng của các giai đoạn: CÂY CON - PHÁT TRIỂN CÀNH LÁ...

Đọc tiếp →

Quy trình phục hồi bưởi da xanh bị nhiễm mặn

ĐBSCL, mùa mưa đến, lượng nước dồi dào, là thời điểm thích hợp nhất để nhà vườn phục hồi vườn bưởi da xanh đã bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn.

Đọc tiếp →

CÁCH BÓN VÔI CHO SẦU RIÊNG VÀ 4 LƯU Ý QUAN TRỌNG

BÓN VÔI NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ??? NHỮNG LƯU Ý GÌ KHI BÓN VÔI???

Đọc tiếp →
Hotline tư vấn: 0962446449
Zalo
Zalo SMS Chỉ Đường